Ở giai đoạn tôm con chỉ mới 25 ngày tuổi, đây thực sự là một giai đoạn nhạy cảm của mỗi hộ nuôi tôm. Nhưng đừng quá lo lắng sau khi xem qua bài viết này bà con sẽ có góc nhìn rõ hơn và những biện pháp cải thiện cực kì hiệu quả. Hãy cùng Quốc Tòng tìm hiểu nhé!
Nội
1. Yếu tố phèn trong ao:
Phèn là một vấn đề phổ biến mà nhiều người nuôi tôm sinh thái gặp phải, đặc biệt ở giai đoạn tôm 25 ngày tuổi. Lượng phèn cao trong ao nuôi không chỉ làm giảm khả năng hấp thụ khoáng chất của tôm mà còn gây khó khăn cho quá trình lột xác – một bước quan trọng trong sự phát triển của tôm.
Khi môi trường nước nhiễm phèn, vỏ tôm trở nên cứng hơn, làm chậm quá trình lột xác và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của giai đoạn này của tôm con. Điều này đặc biệt quan trọng với mô hình nuôi tôm sinh thái, nơi môi trường nước tự nhiên và không sử dụng hóa chất là ưu tiên hàng đầu.
Đối với vấn đề phèn bà con có thể cân nhắc biện pháp sử dụng chế phẩm vi sinh là một trong những biện pháp sinh thái, an toàn, giúp xử lý phèn trong ao nuôi tôm. Các chế phẩm này giúp cân bằng hệ vi sinh trong nước, làm giảm tác động tiêu cực của phèn mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên. Việc kiểm soát lượng phèn ngay từ giai đoạn này giúp tôm con phát triển mạnh mẽ, tăng cường khả năng sống sót và hạn chế tối đa các vấn đề về sức khỏe.
2. Ao tôm bị mất tảo
Tảo không chỉ đơn thuần là một phần của môi trường ao nuôi tôm mà còn là nguồn thức ăn tự nhiên rất quan trọng cho tôm con của chúng ta không? Khi tảo bị mất, môi trường sống của tôm sẽ gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng. Đầu tiên, mức oxy trong nước sẽ giảm, dẫn đến tôm con dễ bị stress và tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Điều này thật sự đáng lo ngại, nhất là trong giai đoạn nhạy cảm như 25 ngày tuổi.
Để khắc phục tình trạng này, Bà con nên sử dụng chế phẩm vi sinh như EM Aqua. Sản phẩm này không chỉ giúp làm màu nước, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tảo, mà còn hỗ trợ duy trì chất lượng nước ổn định. Nhờ đó, tôm con sẽ có được nguồn thức ăn phong phú và môi trường sống khỏe mạnh.
3. Kiểm soát lượng thức ăn dư thừa
Giai đoạn 25 ngày tuổi là giai đoạn tôm con còn nhỏ và dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của môi trường. Việc cho ăn quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng dư thừa, gây ô nhiễm môi trường nước.
Khi thức ăn thừa không được tiêu thụ, nó sẽ phân hủy và tạo ra các chất độc hại trong nước như amoniac, làm tăng nguy cơ bệnh tật cho tôm. Hơn nữa, nếu nước ao bị ô nhiễm, tôm sẽ giảm sức đề kháng và dễ bị stress, ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng.
Nếu tôm không được cung cấp đủ lượng thức ăn cần thiết, chúng sẽ không phát triển tốt và thiếu dinh dưỡng. Tình trạng này có thể dẫn đến việc tôm không lột xác đúng quy trình, gây ra hiện tượng so le, phân đàn, và làm tăng tỷ lệ hao hụt.
Có 3 giải pháp mà bạn có thể thực hiện với lượng thức ăn của tôm con chính là:
- Liên tục theo dõi tôm bằng mắt thường khi nhận thấy đáy ao có nhiều thức ăn dư thừa .
- Chia nhỏ số lần cho ăn, từ 4-5 cữ/ngày, để tôm có thể tiêu hóa tốt hơn.
- Sử dụng công cụ để kiểm tra tình trạng đường ruột của tôm sau mỗi lần cho ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
4. Phòng ngừa bệnh gan tụy ở tôm
Gan tụy là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể tôm, đảm nhiệm nhiều chức năng như hấp thu, dự trữ dinh dưỡng, và bảo vệ sức khỏe. Việc duy trì môi trường nuôi sạch sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại, đặc biệt là vi khuẩn Vibrio, nguyên nhân chính gây bệnh gan tụy ở tôm.
Nếu môi trường ao nuôi không được kiểm soát, vi khuẩn có hại sẽ phát triển mạnh, gây ra bệnh gan tụy và ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Bà con có thể sử dụng chế phẩm vi sinh EM Aqua định kỳ 5-7 ngày/lần để ổn định môi trường nước, tăng cường mật độ vi sinh có lợi và ức chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio. Kiểm tra định kỳ mẫu nước để phát hiện sớm sự hiện diện của vi khuẩn gây hại và có biện pháp xử lý kịp thời.
5. Quản lý môi trường trong ao
Quản lý các yếu tố môi trường là điều thiết yếu để đảm bảo tôm con phát triển khỏe mạnh. Một môi trường ổn định với các chỉ số như pH, độ kiềm, và mức oxy hòa tan sẽ giúp tôm phát triển tốt hơn.
Định kỳ kiểm tra các yếu tố như độ pH (tốt nhất từ 7,5 – 8), độ kiềm (ít nhất 120 mg CaCO3/l), và mức oxy hòa tan (duy trì trong khoảng 4 – 6 mg/l) là rất cần thiết.
Nếu phát hiện các yếu tố môi trường không đạt yêu cầu, cần ngay lập tức điều chỉnh bằng cách sử dụng các chất bổ sung như vôi để điều chỉnh pH hay khoáng chất để tăng cường độ kiềm.
Bà con cần duy trì nước sạch, đồng thời kiểm soát các chất ô nhiễm trong ao và sử dụng vi sinh vật để xử lý các chất thải hữu cơ để giữ cho môi trường nuôi tôm luôn sạch sẽ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôm phát triển.
Việc thực hiện các biện pháp này sẽ giúp người nuôi tôm đảm bảo sức khỏe và phát triển tốt nhất cho tôm con trong giai đoạn quan trọng này. Nếu bạn có thêm câu hỏi hoặc cần tư vấn cụ thể hơn, hãy để cho Quốc Tòng biết ngay nhé!