Hướng dẫn sử dụng EDTA trong nuôi tôm

edta-la-gi-huong-dan-su-dụng-edta-trong-nuoi-tom

EDTA là gì?…EDTA là hợp chất được dùng để xử lý nước sạch. Được ứng dụng rộng rãi vào việc xử lý ao nuôi tôm: khử phèn, khử các chất độc,…EDTA còn giúp loại bỏ các kim loại nặng trong ao giúp cho tôm mau lột xác và phát triển. Nhưng cách sử dụng EDTA như thế nào là hiệu quả nhất. Cùng Quốc Tòng khám phá qua bài viết này nha bà con.

EDTA là gì?.

EDTA là hóa chất có tên gọi EthyleneDiamineTetraacetic Acid thường tồn tại ở dạng tinh thể hay dưới dạng bột màu trắng, có tính chất vật lý không bay hơi và hòa tan được trong nước. 

EDTA-la-gi-Huong-dan-su-dung-EDTA-trong-nuoi-tom

EDTA có công thức hóa học C10H16C2O8 là một loại Axit hữu cơ mạnh có tác dụng kìm hãm các kim loại có hóa trị II và III. Hóa chất này thường được sử dụng rộng rãi trong các ngành, lĩnh vực khác nhau khoảng 20 năm về trước có thể kể đến như:

-Trong lĩnh vực nông nghiệp, EDTA được sử dụng trong các hoạt động nuôi trồng, góp phần tăng dinh dưỡng. Đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi tôm.

-Trong ngành công nghiệp, EDTA được dùng làm chất tẩy rửa, tầy giấy trắng hoặc khử khuẩn nguồn nước.

-Trong ngành làm đẹp, các loại sản phẩm mỹ phẩm có chứa EDTA có tác dụng bảo quản đảm bảo các chất dinh dưỡng trong mỹ phẩm và duy trì chất lượng của sản phẩm trong thời gian dài

Với lĩnh vực nuôi tôm. EDTA được sử dụng để xử lý cấp nước, khử các kim loại nặng làm sạch nguồn nước, khử phèn,…trong ao nuôi. Cùng với đó, EDTA giúp làm mềm nước cứng, cần bằng độ kiềm và độ pH của nước.

EDTA có hại không?

Có thể thấy EDTA là hóa chất được ứng dụng đa dạng nhiều lĩnh vực và góp phần rất nhiều vào các hoạt động sản xuất nên đây là hóa chất không có độc. Tuy nhiên, EDTA vẫn là hóa chất có tính Axit mạnh nên bà con cần lưu ý sử dụng đúng liều lượng cho phép, mang bao tay, khẩu trang tránh để da tay tiếp xúc hoặc hít phải EDTA vào cơ thể, đảm bảo sức khỏe cho bà con. 

Cách phân biệt EDTA thật và giả?

cong-dung-edta-trong-nuoi-tom

Trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại EDTA khác nhau. Nhưng có 3 loại EDTA được sử dụng trong các hoạt động nuôi trồng và chăn nuôi là: EDTA, EDTA 2 Natri và EDTA 4 Natri. 

Thông thường, chúng ta sử dụng EDTA 4 Natri vì không bay hơi và dễ hòa tan trong nước. Về việc nhận biết EDTA thật hay giả không phải dễ dàng để có thể nhận biết. Tuy nhiên, vẫn có cách đơn giản để bà con có thể nhận biết là pha cùng với nước, nếu hóa chất hòa tan với nước, không có hiện tượng sủi bọt khí, bay hơi và tỏa nhiệt đó chính là EDTA 4 Natri thật.

Công dụng và cách sử dụng EDTA trong nuôi tôm 

Trong nuôi tôm, ao nuôi thường có chứa các khí độc như: H2S, NH2, NH3,…làm ảnh hưởng đến tôm, khiến sức khỏe của tôm bị suy yếu, giảm đề kháng, dễ bệnh và bỏ ăn.

Các ao nuôi tôm thường sử dụng bạt lót dưới đáy ao. Trải qua nhiều mùa vụ nuôi tôm, đáy ao thường tồn đọng rất nhiều các chất thải và chất hữu cơ từ thức ăn, động thực vật phù du, mùn bã hữu cơ gây ra tình trạng thiếu oxi ở tầng đáy ao và phát tán nhiều khí độc gây ảnh hưởng đến tôm nuôi trong ao.

Khí độc H2S rất nguy hiểm với tôm vì chỉ cần 0,01ppm có thể làm chết tôm ngay và với số lượng nhiều thì đó là một thiệt hại rất lớn với bà con nuôi tôm. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp hay công cụ nào giúp nhận biết và loại bỏ khí H2S trong ao hồ. 

Mưa cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra khí độc trong ao nuôi:

– Khi mưa có kèm theo giông gió lớn làm mặt nước dậy sống. Khuấy động vùng nước ở tầng đáy ao làm cho các lớp bùn bị cuốn theo, từ đó các khí độc đặc biệt là khí H2S sẽ thoát ra và phủ khắp đáy ao.

– Khi mưa nhiệt độ trong ao sẽ giảm nhiều nên tôm có xu hướng tập trung xuống đáy ao nơi có nhiệt độ ấm hơn nhưng đồng thời đó tôm sẽ bị ảnh hưởng bởi khí độc và tình trạng thiếu oxy ở tầng đáy.

– Mưa cũng làm giảm độ pH trong ao hồ và tăng axit trong nước điều đó vô tình làm tăng tính độc của khí H2S. Khi pH trong ao = 10 thì H2S không độc nhưng pH = 5 thì H2S cực độc. 

Hiện nay, vẫn chưa có công cụ hay phương pháp nào giúp nhận biết và loại bỏ khí độc H2S trong ao nuôi. Bà con chỉ có thể chú ý và nhận biết thông qua hiện tượng tôm đồng loạt nổi lên mặt nước thành đàn và có tình trạng bơi lờ đờ, không ăn. Nên bà con cần xử lý ngay, tránh để tôm nhiệm bệnh và ảnh hưởng đến mùa vụ.

edta-la-gi

Công dụng của EDTA trong nuôi tôm?

– Cân bằng và ổn định độ kiềm, độ pH trong ao nuôi.

– Khử loại bỏ các kim loại nặng trong ao nuôi giúp tôm phát triển và dễ lột xác.

– Giảm phèn, cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi.

– Loại bỏ các khí độc nguy hiểm như: H2S, NO2, NH3,..

– Phân giải các độc tố từ các hóa chất khác sử dụng trong ao nuôi.

– Chống tình trạng tôm bị sốc khi môi trường thay đổi.

– Tiêu hủy các váng bọt, độc tố của tảo, giảm độ nhờn, làm các cặn bã lắng xuống đáy.

Hướng dẫn sử dụng EDTA trong nuôi tôm hiệu quả nhất

Bà con cần lựa chọn loại EDTA phù hợp với mô hình thủy sản của mình, cũng như lựa chọn nhà cung cấp uy tín và chất lượng. Hiện nay, thị trường có rất nhiều loại EDTA như: EDTA-H4, EDTA-H2Na2, EDTA-HNa3, EDTA-Na4.

Đối với bà con nuôi tôm hay thủy sản khác thì có 2 loại EDTA phù hợp là: 2Na và 4Na.

cach-su-dung-edta-hieu-qua-nhat

Liều lượng EDTA bao nhiêu là tốt nhất?

Khi xử lý nước trong ao nuôi tôm giống, thông thường liều lượng trung bình EDTA được sử dụng từ 5 – 10 ppm với cách tính 1 ppm = 1kg/1000m3, tùy theo diện tích tương ứng mà bà con sử dụng liều lượng hợp lý.

Để phát huy hết tác dụng của EDTA, còn tùy các trường hợp khác nhau cần sử dụng liều lượng phù hợp, cụ thể như:

– Trường hợp ao nuôi có độ mặn thấp, độ kiềm thấp và đất bị nhiễm phèn. Bà con bơm nước vào ao nuôi từ 0,8 – 1m, nước có màu vàng nhạt, sử dụng liều lượng từ 2 – 5kg EDTA tương đương 1 ppm để xử lý trước khi bón vôi nhằm nâng độ kiềm cho ao nuôi.

– Trong quá trình nuôi bà con nên sử dụng ở liều lượng thấp từ 0,5 – 1 ppm

Nếu bà con không biết cách căn chỉnh pha chế liều lượng như thế nào cho phù hợp thì hiện tại trên thị trường có bán các chế phẩm chứa thành phần EDTA sẵn. Bà con có thể dễ dàng lựa chọn mua và sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì.

Bà con chú ý sử dụng EDTA phù hợp và kiểm soát liều lượng hợp lý. Tránh việc sử dụng nhiều quá mức gây ảnh hưởng đến ao nuoi và thúc đẩy quá trình phát tán ô nhiễm kim loại. 

Cảm ơn bà con đã theo dõi bài viết, hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về EDTA và sử dụng hóa chất một cách hợp lý để có một mùa vụ thật thành công.

Để cải thiện hiệu suất chăn nuôi bà con có thể tham khảo qua máy trộn thức ăn phuy nhựa cực kì tốt và tiện lợi nha bà con.

=> Xem thêm: Cách ủ bã mía nuôi tôm tại nhà hiệu quả nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *