ỨNG DỤNG MÔ HÌNH NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP 2 GIAI ĐOẠN CỰC CHI TIẾT

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP 2 GIAI ĐOẠN CỰC CHI TIẾT

Nếu bạn đang tìm hiểu về nuôi tôm công nghiệp, thì không thể bỏ qua mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn – một phương pháp hiện đại, đang được ứng dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả vượt trội so với cách nuôi truyền thống.

 Vậy tại sao lại chọn mô hình này? Qua bài viết này Quốc Tòng sẽ cung cấp cho bạn một góc nhìn cực kì sâu xa về vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Tổng quan về mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn

Trước hết, mô hình nuôi tôm công nghiệp 2 giai đoạn vốn dĩ được đúc rúc từ kinh nghiệm nuôi tôm của người dân, mô hình này giúp tăng mật độ thả nuôi mà còn tối ưu hóa năng suất, tăng sản lượng tôm sau thu hoạch. Điểm đặc biệt của kỹ thuật này là tôm được nuôi trong ao ương riêng biệt ở giai đoạn đầu, sau đó mới chuyển sang ao nuôi thương phẩm ở giai đoạn hai. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro liên quan đến dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh phổ biến như hội chứng tôm chết sớm (EMS) và bệnh đốm trắng (WSSV).

Mô hình nuôi tôm công nghiệp 2 giai đoạn

Nhờ chia nhỏ quy trình nuôi tôm, bạn có thể kiểm soát tốt hơn các yếu tố môi trường như chất lượng nước, oxy hòa tan, và lượng vi sinh có lợi trong ao nuôi. Nó không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài mà còn giúp thời gian nuôi tôm được rút ngắn đáng kể.

Lợi ích của mô hình này là gì? Ngoài việc tăng năng suất, mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn còn giảm chi phí sản xuất. Bằng cách tách biệt quá trình ương và nuôi thương phẩm, bạn dễ dàng quản lý môi trường ao và hạn chế chi phí về thuốc, thức ăn và quản lý dịch bệnh. Đó là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp thủy sản và nhà đầu tư đang quan tâm đến việc áp dụng kỹ thuật này để tối ưu hóa lợi nhuận.

Nếu bạn mới bắt đầu hoặc đang muốn cải thiện hệ thống nuôi tôm của mình thì mô hình nuôi tôm công nghiệp 2 giai đoạn chính là một lựa chọn mà không nên bỏ qua. Vậy thì bây giờ ta hãy bắt đầu với giai đoạn đầu 

2. Giai đoạn 1 – Giai đoạn ương

2.1. Chuẩn bị ao ương

Khi bắt đầu quá trình nuôi tôm công nghiệp, việc chuẩn bị ao ương là một trong những bước vô cùng quan trọng giúp đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ và ổn định của tôm giống. Đây cũng là giai đoạn quyết định phần lớn đến năng suất và chất lượng của tôm khi bước vào giai đoạn nuôi thương phẩm. Vậy, chuẩn bị ao ương như thế nào cho đúng kỹ thuật?

a. Ao lắng thô 

Trước khi cấp nước vào ao ương, nước cần phải được xử lý qua ao lắng thô. Tại đây, nước sẽ được lấy từ nguồn và lọc qua ống có gắn túi lọc để loại bỏ những tạp chất lớn. Sau đó, nước sẽ tiếp tục được xử lý bằng hóa chất để làm sạch, tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ phù sa và kim loại nặng. Quá trình này giúp ngăn chặn các tác nhân gây bệnh ngay từ đầu, đảm bảo nước trong ao luôn sạch và an toàn. Đặc biệt, ao lắng thô được chia thành nhiều ô nhỏ, giúp làm sạch nước hiệu quả hơn trước khi chuyển sang ao tiếp theo.

Ao nuôi tôm của người dân

b. Chuẩn bị ao lắng sẵn sàng

Sau khi nước đã qua ao lắng thô, nó sẽ tiếp tục được lọc và xử lý bằng Chlorine để diệt trừ mọi mầm bệnh còn sót lại. Đây là bước quan trọng giúp bảo vệ tôm giống khỏi nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm ngay từ khi mới thả vào ao. Việc chuẩn bị nước kỹ lưỡng ngay từ ban đầu sẽ giúp giảm thiểu rủi ro dịch bệnh và tạo điều kiện tốt nhất cho tôm phát triển.

c. Chuẩn bị ao ương tôm

Ao ương thường được thiết kế dạng ao nổi với diện tích nhỏ, điều này giúp dễ dàng quản lý môi trường ao và chất thải. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm, ao được trang bị hệ thống oxy đáy, quạt nước, và lưới che để kiểm soát tốt hơn các yếu tố môi trường và ngăn ngừa sự xâm nhập của động vật gây hại. Ao ương đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế dịch bệnh và tối ưu chi phí nuôi. Nhờ có ao ương, chúng ta có thể theo dõi và điều chỉnh môi trường nuôi một cách linh hoạt, đảm bảo tôm có điều kiện phát triển tốt nhất trước khi chuyển sang ao nuôi thương phẩm.

2.2. Chọn giống và thả giống

Chọn giống và thả giống. Đây là bước quyết định đến sự thành công của toàn bộ quá trình nuôi tôm. Vì vậy, bạn cần đặc biệt cẩn trọng trong khâu này để tránh rủi ro, tăng năng suất và chất lượng tôm.

a. Chọn giống chất lượng

Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao việc chọn tôm giống lại quan trọng đến vậy? Đơn giản thôi, chất lượng tôm giống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nuôi tôm công nghiệp. Một con giống khỏe mạnh sẽ giúp tôm phát triển tốt, ít bệnh và cho năng suất cao. Hãy đảm bảo bạn chọn tôm từ nguồn cung uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và đã được kiểm tra kỹ lưỡng. 

tôm con

Tôm phải không nhiễm các bệnh thường gặp như EMS (bệnh hoại tử gan tụy cấp), WSSV (bệnh đốm trắng), YHV (virus đầu vàng), MBV, HPV, và EHP. Đây là những bệnh phổ biến trong nuôi tôm thẻ chân trắng và nuôi tôm sú công nghiệp hiện nay, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát chặt chẽ.

Một mẹo nhỏ dành cho bạn: Nên chọn tôm giống có kích thước đồng đều, vỏ bóng, mắt sáng và di chuyển linh hoạt. Những dấu hiệu này cho thấy tôm khỏe và ít có khả năng bị nhiễm bệnh.

b. Thả tôm giống đúng cách

Việc thả giống tôm không chỉ đơn giản là đưa tôm vào ao. Bạn cần kiểm tra môi trường nước trong ao nuôi thật kỹ lưỡng để đảm bảo tôm không bị sốc khi tiếp xúc với nguồn nước mới. Trước khi thả giống, hãy điều chỉnh nhiệt độ và độ mặn của nước ao sao cho phù hợp với nước trong túi giống. 

Một mật độ thả lý tưởng cho mô hình nuôi thâm canh là từ 700 đến 2.000 con/m³ nước. Đây là mức mật độ phù hợp giúp tôm có không gian phát triển, không bị stress do quá đông, đồng thời hạn chế các vấn đề về chất lượng nước.

Nếu bạn đang nuôi tôm nước lợ, hãy đảm bảo ao nuôi được bổ sung đầy đủ khoáng chất và vi sinh trước khi thả tôm để tạo môi trường sống thuận lợi, giúp tôm thích nghi nhanh chóng và giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

2.3. Chăm sóc và quản lý trong giai đoạn ương

Trong quá trình nuôi tôm công nghiệp, đặc biệt là với các mô hình nuôi tôm siêu thâm canh hay nuôi tôm công nghệ cao. Nếu không quản lý tốt, tôm dễ gặp các vấn đề sức khỏe như cong thân, đục cơ. Hãy cùng tôi tìm hiểu cách chăm sóc tôm hiệu quả trong giai đoạn này!

a. Cho ăn hợp lý và khoa học

Trong giai đoạn ương, tôm cần được cho ăn đều đặn 5 lần/ngày. Việc này giúp tôm phát triển đều, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Lượng thức ăn phải được tăng dần mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu phát triển của tôm. Đừng quên bổ sung khoáng chất và vi sinh vào chế độ ăn để tôm có sức đề kháng tốt, tránh bị nhiễm bệnh.

Bên cạnh đó việc bổ sung khoáng chất sẽ giúp tôm phát triển vỏ cứng cáp, tăng khả năng lột xác đều đặn. Các vi sinh chính là thứ sẽ giúp duy trì hệ vi sinh vật có lợi trong ao, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của tôm.

b. Quản lý môi trường nước chặt chẽ

Quản lý môi trường là yếu tố quyết định sự thành công của mô hình nuôi tôm nước lợ hay nuôi tôm nước ngọt. Hãy kiểm tra các chỉ số pH, độ kiềm, NH3 hàng ngày để đảm bảo tôm luôn sống trong môi trường tốt nhất.

  • pH lý tưởng: Nên duy trì trong khoảng 7,5-8,5 để tránh tình trạng tôm bị sốc môi trường.
  • Độ kiềm: Nên duy trì trên 120 mg/l để tôm phát triển ổn định, nhất là trong giai đoạn tôm lột xác.
  • NH3: Kiểm soát lượng amoniac trong nước để tránh tình trạng nhiễm độc gây chết tôm.

Nếu thấy tôm có dấu hiệu cong thân hoặc đục cơ, hãy ngay lập tức bổ sung khoáng chất và vi sinh để khắc phục tình trạng này. Đây là những vấn đề thường gặp khi tôm bị căng thẳng do thay đổi môi trường hoặc chế độ dinh dưỡng không hợp lý

3. Giai đoạn 2 – Giai đoạn nuôi tôm thương phẩm

3.1. Chuẩn bị ao nuôi

Đầu tiên, ao nuôi cần được thiết kế với diện tích từ 1.000-2.000 m², đủ rộng để tôm có không gian phát triển nhưng cũng không quá lớn gây khó khăn trong quản lý. Độ sâu lý tưởng của ao là từ 1,2-1,6m, giúp kiểm soát tốt nhiệt độ và môi trường nước.

Bờ ao cần được xây dựng chắc chắn, không bị thấm nước, để đảm bảo ao không bị hư hại do mưa lũ. Việc có cống cấp thoát nước riêng biệt là cần thiết để dễ dàng thay nước, lọc sạch các chất thải trong quá trình nuôi.

ao tôm công nghiệp hiện nay

Một yếu tố không thể thiếu trong nuôi tôm công nghiệp là hệ thống quạt nước và máy thổi khí. Chúng giúp tăng lượng oxy hòa tan trong nước, đảm bảo luôn trên 4 mg/l – mức tối thiểu để tôm có thể hô hấp và phát triển bình thường. Khi mật độ tôm nuôi thương phẩm có thể lên đến 100-300 con/m³ nước, thì việc cung cấp đủ oxy trở nên vô cùng quan trọng để tránh hiện tượng tôm bị stress hoặc chết do thiếu oxy.

Sau khi tôm được ương trong ao ương từ 25-30 ngày, chúng sẽ được san sang ao nuôi thương phẩm. Đây là thời điểm bạn cần chú ý kiểm tra sức khỏe của tôm thật kỹ lưỡng để tránh việc san tôm khi chúng đang yếu hoặc đang trong quá trình lột xác.

Tôi đã chứng kiến rất nhiều mô hình nuôi tôm thất bại chỉ vì khâu chuẩn bị ao nuôi không đạt chuẩn, hoặc không chú ý đến những yếu tố quan trọng như lượng oxy trong nước. Vì vậy, nếu bạn muốn nuôi tôm công nghiệp thành công và bền vững, đừng bỏ qua bước này.

Tóm lại, chuẩn bị ao nuôi đúng kỹ thuật là nền tảng giúp bạn có một mùa vụ nuôi tôm thành công. Điều này không chỉ giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, mà còn giúp bạn tiết kiệm chi phí và tăng năng suất.

3.2. Gây màu nước và san tôm

Trước khi tiến hành san tôm từ ao ương sang ao nuôi thương phẩm, việc gây màu nước là một bước cơ bản nhưng vô cùng quan trọng. Tại sao? Vì màu nước không chỉ giúp ổn định môi trường ao nuôi mà còn hỗ trợ tạo hệ sinh thái tự nhiên, giúp tôm phát triển tốt hơn. Điều này đảm bảo môi trường nước đạt các chỉ số lý tưởng như pH, độ kiềm, oxy hòa tan – những yếu tố sống còn trong quá trình nuôi tôm công nghiệp.

Khi gây màu nước, bạn cần kiểm tra kỹ các chỉ số như nhiệt độ, độ trong và độ pH để đảm bảo nước đã sẵn sàng. Một môi trường nước không ổn định có thể dẫn đến tôm bị stress, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển và chất lượng tôm.

Mức độ màu sắc của nước trong ao tôm

Đặc biệt, khi san tôm từ ao ương sang ao nuôi, tôi luôn khuyên người nuôi tôm cần lưu ý thời điểm chuyển tôm. Tôm không nên được chuyển khi chúng đang trong chu kỳ lột xác. Đây là giai đoạn nhạy cảm, dễ làm tôm bị sốc và gây tỷ lệ hao hụt cao. Để tránh trường hợp này, bạn có thể kiểm tra thường xuyên tôm trước khi san để đảm bảo quá trình chuyển ao diễn ra an toàn và hiệu quả.

Lợi ích của việc gây màu nước và san tôm đúng cách:

  • Giúp tôm thích nghi nhanh chóng với môi trường mới.
  • Giảm thiểu căng thẳng cho tôm trong quá trình chuyển ao.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh trong suốt quá trình nuôi.

Những kỹ thuật này không chỉ áp dụng riêng cho nuôi tôm công nghiệp mà còn phù hợp với các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi tôm càng xanh hay bất kỳ loại thủy sản nào khác. Một môi trường nước ổn định là chìa khóa thành công trong bất kỳ dự án nuôi trồng thủy sản nào, từ quy mô nhỏ đến nuôi tôm công nghiệp quy mô lớn.

3.4. Chăm sóc và quản lý trong giai đoạn nuôi thương phẩm

Trong giai đoạn nuôi thương phẩm, việc chăm sóc và quản lý giữ vai trò then chốt, tác động trực tiếp đến năng suất và chất lượng tôm nuôi. Tôm được cho ăn bằng thức ăn viên công nghiệp qua máy cho ăn tự động, giúp đảm bảo phân phối đều lượng thức ăn trong ao nuôi.

Để đảm bảo tôm phát triển tốt, bạn cần theo dõi lượng thức ăn qua sàn ăn. Nếu tôm ăn chậm hoặc thừa thức ăn, đó có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe. Thức ăn viên cần được bổ sung thêm vitamin và khoáng chất mỗi ngày. Điều này giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao tốc độ phát triển và khả năng đề kháng của tôm, đặc biệt là trong giai đoạn lột xác.

ao nuôi tôm công nghiệp

Việc kiểm tra môi trường ao nuôi ít nhất 2 lần/ngày là cần thiết. Những chỉ số như pH, oxy hòa tan, và độ kiềm cần được theo dõi cẩn thận. Độ kiềm trong nước cần được duy trì trên 120 mg/l để hỗ trợ quá trình lột xác và tạo vỏ mới cho tôm.

Đừng quên bổ sung khoáng chất như canxi và magie, đặc biệt trong những thời điểm tôm lột xác. Hệ thống quản lý nước cũng cần được điều chỉnh thường xuyên để tránh ô nhiễm, duy trì chất lượng nước ổn định. Sử dụng quạt nước và hệ thống sục khí để tăng cường oxy hòa tan trong nước.

Ở giai đoạn này, đòi hỏi người nuôi cần kiên nhẫn và theo dõi chặt chẽ sẽ giúp tăng khả năng thành công trong nuôi tôm công nghiệp và năng suất thu hoạch cuối cùng.

3.5. Xử lý các vấn đề sức khỏe của tôm

Nếu bạn nhận thấy tôm có hiện tượng đục thân hay cong thân, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của chúng đang gặp vấn đề. Đây là những lo ngại phổ biến mà nhiều người nuôi tôm thường gặp phải. Vậy, phải làm gì để bảo vệ sức khỏe cho tôm? Khi phát hiện tôm có dấu hiệu bệnh, bạn nên ngay lập tức bổ sung các khoáng chất cần thiết, như khoáng tạt và Elecamin. Những sản phẩm này giúp cải thiện sức đề kháng và hỗ trợ hồi phục cho tôm.

Cấy vi sinh là một bước quan trọng không thể thiếu trong mỗi quy trình nuôi tôm. Việc này không chỉ giúp duy trì hệ vi khuẩn có lợi trong ao mà còn giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Hệ vi sinh cân bằng là chìa khóa để đảm bảo môi trường sống ổn định cho tôm. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tôm và môi trường ao nuôi là điều cần thiết.

Hãy chú ý đến các chỉ số như pH, độ kiềm, và các yếu tố hóa học khác. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tôm. Phòng bệnh hơn chữa bệnh là câu nói không bao giờ sai trong nuôi tôm. Đảm bảo rằng nguồn nước được xử lý sạch sẽ, và thường xuyên kiểm tra chất lượng nước. Bên cạnh đó, việc lựa chọn giống tôm khỏe mạnh và có nguồn gốc rõ ràng cũng rất quan trọng.

4. Lời kết

Mô hình nuôi tôm thâm canh hai giai đoạn không chỉ là một giải pháp công nghệ cao mà còn là chìa khóa mở ra cánh cửa cho những cơ hội mới trong ngành nuôi tôm. Với khả năng nâng cao năng suất, giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm chi phí, mô hình này thực sự tạo ra một môi trường lý tưởng cho sự phát triển của tôm.

Qua bài viết này, có lẽ bà con đã hiểu rõ hơn về mô hình nuôi tôm thâm canh hai giai đoạn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào bà con có thể liên hệ trực tiếp cho Quốc Tòng để được giải đáp nhé. Kính chúc bà con có một vụ mùa thật tốt!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *