Mùa mưa đến cũng là lúc người nuôi tôm bà con ta phải đối mặt với nhiều thách thức như là bệnh đỏ thân – đốm trắng, thường bùng phát mạnh trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường. Điều này không chỉ gây ra thiệt hại kinh tế lớn mà còn khiến bà con mất ăn mất ngủ.
Vậy làm thế nào để nuôi tôm thẻ trong mùa mưa một cách an toàn và hiệu quả? Đừng quá lo lắng qua bài viết này Quốc Tòng sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn và biết cách phòng tránh nhé!
Nội
1. Phòng bệnh cho tôm
Là công ty chuyên kinh doanh các dòng máy chăn nuôi đã quen biết rất nhiều hộ nuôi tôm, thậm chí có hộ còn có kinh nghiệm hơn 10 năm với nghề này. Họ đã chia sẻ rất nhiều với Quốc Tòng nên chúng tôi cũng hiểu rất rõ những lo lắng của bà con. Để phòng bệnh cho tôm trong mùa mưa, chúng ta cần có những biện pháp kỹ thuật phù hợp như sau:
Đầu tiên, việc đảm bảo an toàn sinh học cho ao nuôi là vô cùng quan trọng. Ao nên được lót bạt, có hố xi phông để xử lý chất thải, và trang bị lưới bảo vệ để ngăn chặn các loài động vật có hại xâm nhập.
Xem thêm: Cách Ủ Bã Mía Nuôi Tôm Tại Nhà Hiệu Quả
Thứ hai, nguồn giống đóng vai trò quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Bà con cũng cần chọn giống từ các cơ sở uy tín và tiến hành xét nghiệm PCR để loại bỏ những con tôm yếu bệnh.
Cuối cùng là cần bổ sung các chất hỗ trợ như oxy viên, khoáng, vitamin C và vôi sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho tôm, để chống lại bệnh tật
2. Quản lý môi trường
Việc quản lý chất lượng nước trong ao nuôi tôm là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong mùa mưa. Khi trời mưa lớn có thể làm thay đổi đột ngột các chỉ số môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tôm.
pH là yếu tố đầu tiên phải kể đến vì đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nếu pH quá cao hoặc quá thấp đều gây hại cho tôm. Mục tiêu của chúng ta là giữ cho pH dao động trong khoảng 8.0 – 8.3. Nếu pH quá cao, bạn có thể sử dụng giấm hoặc carbonat để hạ pH. Ngược lại, nếu pH quá thấp, hãy bổ sung vôi để tăng pH.
Bên cạnh pH, độ kiềm cũng cần được kiểm soát. Độ kiềm giúp ổn định pH, tránh những thay đổi đột ngột. Mức độ kiềm lý tưởng cho ao nuôi tôm là từ 80-160 mg/l. Nếu độ kiềm thấp, bạn có thể bổ sung dolomite để tăng cường độ đệm lên.
Ngoài ra, mực nước cũng không kém phần quan trọng, mực nước quá thấp sẽ làm tăng nhiệt độ nước, giảm lượng oxy hòa tan, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển. Vì vậy, ta nên giữ mực nước ở mức 1.3 – 1.5 mét. Ngoài ra, việc tăng cường quạt nước sẽ giúp cải thiện chất lượng nước, cung cấp đủ oxy cho tôm và hạn chế hiện tượng phân tầng nước
3. Chuẩn bị cho mùa mưa
Vôi, oxy viên, vitamin C là những “vũ khí” không thể thiếu để xử lý nước, đặc biệt là khi trời mưa kéo dài. Khi mưa xuống, chất lượng nước trong ao nuôi thường bị ảnh hưởng, pH có thể giảm, gây bất lợi cho tôm.
Việc bổ sung vôi sẽ giúp ổn định pH, tạo môi trường sống tốt hơn cho tôm. Bên cạnh đó, oxy viên sẽ cung cấp thêm oxy cho ao nuôi, giúp tôm hô hấp tốt hơn, đặc biệt là vào ban đêm khi lượng oxy hòa tan trong nước giảm.
Song song với việc chuẩn bị hóa chất, bà con cũng cần kiểm tra và gia cố lại cơ sở hạ tầng của ao nuôi. Bờ ao phải đủ độ cứng và dày nhất định để tránh tình trạng sạt lở khi mưa lớn.
Mái che sẽ giúp giảm thiểu tác động trực tiếp của mưa lên mặt nước, hạn chế sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ và độ mặn. Việc xây dựng trại nuôi ở vị trí cao ráo cũng là một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, giúp giảm thiệt hại khi xảy ra lũ lụt
4. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn
Mô hình nuôi tôm hai giai đoạn là một mô hình giúp giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra đáng kể, mà còn tăng năng suất và giúp tôm có sức khỏe vượt trội đến khi thu hoạch mới thôi.
Với mô hình này, bà con sẽ chủ động hơn trong việc kiểm soát môi trường nước, phòng chống bệnh dịch và điều chỉnh mật độ nuôi. Nhờ đó, tôm sẽ phát triển khỏe mạnh, đồng đều và ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bất lợi từ bên ngoài.
Tại sao mô hình nuôi tôm hai giai đoạn lại hiệu quả đến vậy?
- Bằng cách chia nhỏ quá trình nuôi thành hai giai đoạn, nếu có vấn đề xảy ra ở một giai đoạn, ta có thể khắc phục kịp thời mà không ảnh hưởng đến toàn bộ vụ nuôi.
- Tăng năng suất: Nhờ kiểm soát tốt môi trường nước và dinh dưỡng, tôm sẽ sinh trưởng nhanh và đạt kích cỡ thương phẩm sớm hơn.
- Nâng cao chất lượng tôm: Tôm nuôi theo mô hình này thường có chất lượng đồng đều, thịt chắc và đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu.
Để áp dụng thành công mô hình này, bà con cần kết hợp với các biện pháp kỹ thuật khác như lót bạt ao, xử lý nước, bổ sung dinh dưỡng và phòng bệnh. Ngoài ra, việc lựa chọn giống tôm chất lượng, xây dựng hệ thống ao nuôi khoa học cũng rất quan trọng.
Và đó cũng là phần cuối cùng của bài viết về cách nuôi tôm thẻ trong mùa mưa đạt hiệu quả cao. Nếu thấy bài viết này hay hãy chia sẻ cho mọi người nữa nhé.
Quốc Tòng kính chúc bà con có một vụ mùa thật thành công!